Từ nguyên Châu_Mỹ

Bản đồ thế giới của Waldseemüller, lần đầu tiên ghi tên châu Mỹ (America) vào năm 1507

Tên gọi trong tiếng Việt của châu Mỹ bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung “美洲” (Hán-Việt: Mỹ châu). Chữ “Mỹ” 美 trong “Mỹ châu” 美洲 là gọi tắt của “Á Mỹ Lợi Gia” 亞美利加.[1][2] “Á Mỹ Lợi Gia” (亞美利加 - "Yà měi lì jiā") là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha “América”.[3]

Việc sử dụng lần đầu tiên cái tên America cho vùng đất rộng lớn này được biết đến là vào ngày 25 tháng 4 năm 1507, và được sử dụng để chỉ nơi mà ngày nay là Nam Mỹ. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ thế giới với 12 múi giờ, cùng với một bản đồ treo tường lớn nhất thực làm ra từ trước đến nay, cả hai đều do người chuyên vẽ bản đồ người ĐứcMartin Waldseemüller vẽ tại Saint-Dié-des-Vosges ở Pháp. Đây là bản đồ đầu tiên thể hiện châu Mỹ như là một vùng đất lớn tách biệt với châu Á. Một cuốn sách đi kèm, Cosmographiae Introductio, vô danh nhưng rõ ràng được viết bởi cộng tác viên của Waldseemüller là Matthias Ringmann,[4] đã thuật rằng, "Tôi không thấy bất kỳ một điều gì để phản đối việc gọi phần này [đại lục Nam Mỹ], theo Americus là người đã khám phá ra nó và ông là một người đàn ông thông minh, Amerigen, là Vùng đất của Americus, hay America: do cả châu Âu (Europa) và châu Á (Asia) đều mang tên có gốc từ một phụ nữ". Americus Vespucius là tên gọi Latinh hóa của nhà thám hiểm Florentine tên là Amerigo Vespucci, và America là dạng giống cái của Americus. Amerigen được giải thích là Amerigo cộng với gen, tân cách trong tiếng Hi Lạp của từ 'Trái Đất', và có nghĩa là 'vùng đất của Amerigo'.[4]. Amerigo là một từ tiếng Ý có gốc từ tiếng Latin cổ Emericus.[5]

Vespucci dường như đã không biết được việc tên của mình đã được dùng để đặt cho vùng đất mới, do bản đồ của Waldseemüller đã không được đưa đến Tây Ban Nha cho đến vào năm sau khi ông mất.[4] Ringmann có vẻ đã được dẫn dắt thêm tên Vespucci khi cho đăng tải rộng rãi Bức thư Soderini, một phiên bản đã được biên tập từ một trong các bức thư thật của Vespucci ghi chép về việc vạch bản vẽ bờ biển Nam Mỹ, trong đó tán dương khám phá này và ngụ ý rằng ông công nhận Nam Mỹ là một lục địa tách biệt với châu Á. Tây Ban Nha chính thức từ chối chấp thuận tên gọi America trong suốt hai thế kỷ, nói rằng Colombo nên được tán dương, và các bản đồ cuối cùng của Waldseemüller, sau khi ông đã ngừng hợp tác với Ringmann, không bao gồm tên gọi đó; tuy nhiên, việc sử dụng lại bắt đầu khi Gerardus Mercator áp dụng tên gọi này cho bản đồ Thế giới Mới của ông năm 1538.

Bản đồ châu Mỹ của Jonghe, khoảng 1770

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu_Mỹ http://www.paginadigital.com.ar/articulos/2008/200... http://www.abc.net.au/worldtoday/content/2005/s134... http://www.cbc.ca/montreal/features/religion/chris... http://www.civilization.ca/cmc/education/teacher-r... http://www.civilization.ca/cmc/education/teacher-r... http://www.evergreen.ca/nativeplants/learn-more/ar... http://www.pc.gc.ca/eng/docs/r/pfa-fap/sec1.aspx http://redpath-museum.mcgill.ca/Qbp/Natural%20Hist... http://www.statcan.ca/Daily/English/030513/d030513... http://www40.statcan.ca/l01/cst01/demo30a.htm?sdi=...